TẠO PROFILE LINKEDIN - DỄ DÀNG TÌM VIỆC NHƯ Ý
TẠO PROFILE LINKEDIN SĂN "JOB"
LinkedIn là mạng xã hội đặc biệt dành cho các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên một cách chuyên nghiệp. Vậy các bạn còn chần chờ gì nữa mà không tạo cho mình một Profile LinkedIn thật xịn sò để có được cơ hội nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân.
Hãy nằm lòng 8 bí kíp đơn giản này để có một Profile LinkedIn thật hấp dẫn trước các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp:
- Ấn tượng ngay từ ảnh đại diện
Có nhiều nghiên cứu chứng mình rằng não bộ con người sẽ tiếp nhận nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn với những tín hiệu hình ảnh hơn là chữ viết. Hãy để mọi người ấn tượng với hồ sơ của bạn ngay từ hình ảnh đại diện chuyên nghiệp với những lời khuyên cơ bản như:
- Rõ ràng: Đảm bảo rằng ảnh của bạn đủ nét để nhìn rõ mặt, các chi tiết khác như quần áo, phông nền nên dùng thật đơn giản. Chọn Ảnh headshot với khuôn mặt của bạn chiếm từ 50% của hình ảnh và nhìn thẳng vào camera.
- Mới nhất: hãy đảm bảo rằng hình ảnh của bạn là mới và mọi người sẽ nhận ră bạn là người trong ảnh đại diện.
- Tạo cảm giác thân thiện: Thể hiện sự tự tin, thân thiên trong ánh mắt và nụ cười của mình. Đừng tạo cảm giác quá cứng nhắc hoặc quá cá tính với ảnh chứng mình nhân dân, ảnh selfie,...
- Có thể tìm kiếm profile của những người cùng ngành hoặc tương tự để tham khảo
- Tiêu đề dễ tìm kiếm.
Tiêu đề (Nằm ngay dưới Tên của bạn) là yếu tố quan trọng nhất để mọi người chú ý đến hồ sơ LinkedIn của bạn. Hãy sử dụng các keywords súc tích, có khả năng định nghĩa bạn về công việc như chức danh công việc, mục tiêu, định hướng...Sáng tạo và hài hước một chút ở phần này cũng sẽ là điểm thu hút và hấp dẫn người khác.
Bạn là người tìm việc hãy chú ý điều chỉnh headline: "Looking new opportunity/ Available for job...." Khi đó, các nhà tuyển dụng hay headhunt sẽ dễ dàng tìm thấy profile của bạn và cân nhắc tuyển dụng bạn cho những cơ hội phù hợp.
- Thể hiện nhiều nhất trong Profile
Khác với một CV thông thường, bạn nên thể hiện nhiều nhất các thông tin vào Profile của bản thân. Bởi lẽ một CV thông thường sẽ cần thay đổi và điều chỉnh nhằm phù hợp cho những vị trí công việc khác nhau, nhưng Profile LinkedIn lại nên có đầy đủ các thông tin để nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn. Các thông tin cần được ưu tiên:
- Các công việc bạn làm (kể cả freelance) , các dự án bạn triển khai...
- Quá trình học tập
- Các thành tích và chứng chỉ đạt được
- Phần kỹ năng (Ưu tiên để các kỹ năng được xác thực)
- Hoàn thành tất cả các chi tiết để nâng điểm profile của mình
Hãy để mắt đến thang Profile Strength của bạn ở phía dưới ảnh đại diện. Profile Strength được đo dựa trên mức độ hoàn chỉnh của profile của bạn.
Lưu ý rằng chỉ khi bạn hoàn thành tất cả các mục LinkedIn yêu cầu, đạt đến mức All-Star, thì bạn mới có thể bắt đầu connect với người khác và ngược lại.
- Sử dụng từ khóa hiệu quả để cải thiện thứ hạng Profile
Khi viết Proflie cũng đừng quên sử dụng những từ khóa hiệu quả để hồ sơ của bạn trở nên dễ dàng tìm kiếm nhé. Các nhà tuyển dụng và headhunt thường sẽ sử dụng các công cụ tìm kiếm để kết nối tối đa đến các hồ sơ của bạn, do vậy chú ý viết sao cho trùng hợp với những gì họ tìm kiếm cũng sẽ tăng khả năng bạn được đề xuất và xuất hiện.
Nên chú ý đến phần Tiêu đề công việc; Sản phẩm/Dự án bạn làm; Kỹ năng bạn có; Khóa học đã tham gia....Sử dụng các từ ngữ phổ thông trong cả tiêu đề và nội dung của các phần nhưng nên nhấn mạnh các từ ngữ chuyên ngành trong các phần thông tin chi tiết.
- Thường xuyên Update hồ sơ
Hãy thường xuyên cập nhật thông tin việc làm, học tập, các sự kiện hoặc chỉ đơn giản là các bài viết bạn nhé. Bởi các nhà tuyển dụng hay headhunt rất "đề phòng" tới những người như vậy. Cập nhật thường xuyên cũng là cách để các nhà tuyển dụng đã biết tới bạn trước đó chú ý tới bạn nhiều hơn và có thể sẽ chia sẻ về các cơ hội nghề nghiệp.
- Kết nối với các tài khoản và websites khác của bạn
LinkedIn cho phép người dùng kết nối các tài khoản xã hội khác với hồ sơ LinkedIn của họ, do đó các kết nối hiện tại của bạn có thể tìm tìm thấy bạn trên các nền tảng khác. Bạn có thể sử dụng URL được gắn nhãn là web cá nhân, web công ty, blog, poftfolio, Youtube channel....để mọi người hiểu thêm về bạn và thương hiệu của bạn.
- Làm nổi bật những thành tựu trong phần kinh nghiệm
Tương tự như hồ sơ lý lịch, bạn không cần phải viết về mọi thành tích hay nhiệm vụ, nhưng hãy làm nổi bật lên những thành tựu trong kinh nghiệm của bạn bằng số liệu hay những thành tích thực tế.
Nếu bạn gặp sự cố khi chọn những thành tích cần đưa vào, hãy chọn ba thành tích ấn tượng nhất, có liên quan hoặc độc đáo nhất cho vai trò của bạn. Nên viết các điểm liệt kê trong định dạng Challenge-Action-Results (CAR) hoặc định dạng Situation-Tasks-Action-Results (tình huống-nhiệm vụ-hành động-kết quả) (STAR) để tăng tính thuyết phục.
(Nguồn: Sưu tầm)